Workstation là gì?
Workstation hay máy trạm làm việc là loại máy tính chuyên đồ họa có cấu hình cao, được sử dụng trong công việc chuyên môn và có độ ổn định hơn so với desktop (máy tính để bàn). Hiện nay, có rất nhiều tổ chức, cá nhân vẫn có thói quen sử dụng máy bàn có cấu hình cao để xử lý những công việc của máy trạm như: lĩnh vực đồ họa, kỹ thuật cơ khí, y tế, nghiên cứu khoa học, năng lượng, phim ảnh, xử lý âm thanh,… nhưng thực sự việc sử dụng workstation thì rất cần thiết cho những công việc như vậy.
Đặc điểm cấu hình của workstation là máy tính đồ họa có hiệu năng cao và xử lý khối lượng dữ liệu lớn, liên tục một cách chuyên nghiệp và vẫn đảm bảo được độ an toàn cho quá trình xử lý. Chi tiết đặc điểm cấu hình của workstation sẽ được đề cập trong phần dưới.
Phần định nghĩa về worktation hy vọng phần nào giải pháp được thắc mắc của các bạn: Workstation là gì? Máy tính workstation là gì? Máy workstation là gì? Máy trạm là gì. Để thêm nhiều thông tin hơn về máy trạm workstation, bạn có thể xem thêm các nội dung tiếp theo:
Lịch sử của máy trạm workstation:
Theo tài liệu trên internet thì máy tính đầu tiên hội đủ được các điều kiện để được là “máy trạm” chính là máy tính IBM 1620. Đây là máy trạm workstation được thiết kế cho người dùng đơn. Đặc điểm của nó là không có mạch số học, vì thế để thực hiện các phép tính số học, nó được trang bị một bảng nhớ để lưu lại các quy tắc được định nghĩa. Máy trạm workstation IBM 1620 được giới thiệu vào năm 1960.
Năm 1965, IBM giới thiệu máy tính khoa học 1130, thừa kế các tính năng của máy tính 1620. Sau đó là phát triển của máy Lisp vào những năm 1970 – 1980 bởi các thương hiệu Symbolics, Lisp Machines, Texas Instruments (the TI Explorer), Xerox (the Interlisp-D workstations), Motorola, Apollo Computer và Sun Microsystems.
Các máy workstation trong thời gian đầu xuất hiện trên thị trường thường có chi phí rất tốn kém, gấp nhiều lần so với máy tính thông thường, có khi bằng cả chi phí mua một chiếc ô tô. Nguyên nhân là do việc sử dụng chi phí đắt đỏ trong việc cải thiện hiệu suất làm việc, tăng tốc độ xử lý và các tính năng đặc biệt khác mà không thể thấy trên máy tính phổ thông. Các nhà sản xuất máy trạm workstation cũng có xu hướng hướng tới sự cân bằng hệ thống, tránh hiện tượng tắc nghẽn khi luồng dữ liệu ra vào quá nhiều hơn so với máy tính desktop thông thường. Tuy chi phí đắt đỏ như vậy, nhưng máy trạm workstation vẫn có chỗ đứng trên thị thường bởi các lĩnh vực chuyên môn cần phải sử dụng chúng, hơn nữa tỷ suất lợi nhuận từ việc sử dụng máy trạm workstation sẽ cao hơn nhiều so với chi phí trang bị máy trạm workstation.
Ngày nay, ranh giới giữa máy trạm workstation và máy tính bàn desktop càng trở nên mờ nhạt hơn khi chi phí trang bị máy trạm cũng đã giảm đi đáng kể, đồng thời những máy tính bàn có cấu hình mạnh vẫn được nhiều công ty lựa chọn cho công việc đồ họa không đòi hỏi quá chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất máy trạm workstation cũng tăng tính cạnh tranh khi cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ, bảo hành, tương tích phần mềm, khả năng nâng cấp, mở rộng tốt hơn so với máy tính bàn.
Mục đích sử dụng của máy trạm workstation
Do tính đặc thù về thiết kế và cấu hình, máy trạm workstation thường được sử dụng trong các lĩnh vực chuyên dụng như đồ họa, kỹ thuật cơ khí, y tế, nghiên cứu khoa học, năng lượng, phim ảnh, xử lý âm thanh,… và những ngành nghề yêu cầu độ chính xác cao, tốc độ nhanh, độ ổn định cao.
Ngoài việc cung cấp cho người dùng đơn thì máy trạm cũng có thể được kết nối với nhau qua mạng máy tính và phục vụ nhiều người dùng cùng lúc. Các máy trạm cung cấp hiệu suất cao hơn máy tính để bàn, đặc biệt là về CPU, đồ họa (GPU), bộ nhớ (Memory) và khả năng xử lý đa nhiệm.
Hai hệ điều hành chủ yếu thường được sử dụng cho máy trạm là Unix và Windows NT, máy trạm workstation vốn được những nhà sản xuất vô cùng tỉ mỉ, một số hãng máy trạm thành công nhất phải kể tới Dell, IBM, HP, Supermicro.
Bên cạnh việc phục vụ cho các mục đích tính toán xử lý chuyên sâu, trong môi trường công ty ngày nay, có nhiều máy tính là nơi kết nối chia sẻ không gian làm việc với nhiều người, cũng được xem là máy trạm workstation. Chúng đơn giản chỉ là những chiếc máy tính cá nhân được kết nối với mạng LAN để chia sẻ các nguồn tài nguyên của một hay nhiều máy tính lớn hơn và cũng vì chúng vốn là máy tính cá nhân, nên các máy trạm workstation có thể được sử dụng một cách độc lập khỏi máy Mainframe do chúng có những phần mềm ứng dụng riêng được cài đặt và có ổ đĩa cứng riêng.
So sánh workstation và desktop khác nhau như thế nào?
Về cơ bản máy trạm workstation và máy bàn desktop cũng có những thành phần giống nhau như: mainboard, CPU, RAM, HDD, GPU, PSU và Case. Cả máy trạm workstation và máy bàn desktop thường được sử dụng hệ điều windows các bản dành cho máy tính cá nhân.
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù là hoạt động với cường độ làm việc cao, liên tục nên các linh kiện của máy trạm workstation được đầu tư với chất lượng vượt trội (như các linh kiện của máy chủ server).
Mainboard: Mainboard của máy trạm workstation được sản xuất với chất liệu đặc biệt hơn, độ bên cao hơn so với mainboard của máy bàn desktop. Một số loại mainboard dành cho máy trạm workstation có thể gắn được lên đến 2- 4 socket CPU, giúp cho người dùng có thể tăng cường sức mạnh xử lý gấp đôi so với máy tính dùng 1 CPU. Khả năng nâng cấp RAM, HDD của máy trạm cũng cao hơn so với máy bàn. Bên cạnh, việc trang bị các cổng kết nối cơ bản như internet, USB, Audio, Video, VGA, thì mainboard máy trạm worktation cũng được bổ sung các tiêu chuẩn kết nối mới nhất như USB 3.0, SATA3, Display Port, HDMI, DVI…
Processor: Bộ vi xử lý của máy trạm thường sử dụng vi xử lý Intel Xeon, là dòng CPU chuyên dùng trong các máy chủ chuyên nghiệp. Đặc điểm của dòng CPU Intel Xeon là hỗ trợ được các loại ram UDIMM, RDIMM và LRDIMM. Đồng thời các thông số của CPU Intel Xeon cũng cao hơn so với CPU Intel Core dành cho máy bàn desktop.
Memory: RAM dành cho máy trạm workstation thường được trang bị loại RAM có hỗ trợ ECC (tính năng tự động sửa lỗi). Đây là một tính năng quan trọng trong quá trình xử lý công việc khối lượng lớn, giúp tăng cường mức độ ổn định và đạt được tiến độ hợp đồng với khách hàng, đối tác. RAM dành cho máy trạm cũng hỗ trợ các loại RAM có chuẩn kết nối mới nhất như RAM DDR4, với tốc độ bus lên đến 2400 Mhz.
Storage: Ổ cứng HDD dành cho máy trạm thường sử dụng loại ổ cứng dòng enterprise, đạt được tốc độ vòng quay lớn, mức độ tin cậy cao và số lần ghi chép rất lớn. Giúp cho hiệu suất chung của hệ thống được cải thiện tốt hơn nhiều so với máy tính bàn desktop. Nhờ vào sự hỗ trợ các chuẩn kết nối cao cấp trên mainboard dành cho máy trạm work station mà HDD dành cho máy trạm workstation cũng được trang các chuẩn kết nối mới nhất hiện nay như SATA3 6Gb/s và SAS3 12Gbs/s. Ngoài HDD, hiện nay cũng xuất hiện loại ổ cứng đặc mới là SSD, đây loại ổ cứng mới được sản xuất dựa theo công nghệ chip nhớ, loại bỏ hoàn toàn cấu tạo vòng quay của HDD, giúp SSD đạt được tốc độ ghi chép cao gấp 10 lần so với HDD. Các máy trạm workstation thế hệ mới cũng được trang bị SSD kết hợp với HDD để tăng cường năng suất làm việc và lưu trữ.
Graphics: Card đồ họa là một trong những linh kiện quan trọng giúp cho máy trạm workstation trở nên chuyên nghiệp hơn. Hiện nay, các nhà sản xuất thường trang bị cho máy trạm workstation của họ các dòng card đồ họa chuyên dụng như Quadro của NVIDIA và FirePro của AMD. Các loại card đồ họa này được các hãng phần mềm chuyên dụng khuyên dùng vì đã được trải qua quá trình test kỹ lưỡng, và được chứng nhận hoạt động tốt trên phần mềm của họ.
Card RAID: Đây là thiết bị điều khiển ổ cứng, hầu như chỉ thấy trong các máy trạm workstation và máy chủ server. Còn máy tính bàn desktop thì không được trang bị. Card raid có vai trò điều khiển ổ cứng, ghép nối ổ cứng, backup dữ liệu và tăng tốc độ ổ cứng, giúp cho người dùng có được một cổ máy tính toán mạnh mẽ hơn, an toàn dữ liệu hơn so với máy bàn desktop.
Power Supply Unit (PSU): Bộ nguồn dành cho máy trạm là loại nguồn cao cấp đạt các tiêu chuẩn về môi trường, hiệu suất cao, giúp tiết kiệm điện năng, ổn định khả năng làm việc của mainboard và các linh kiện khác. Cũng như nguồn dành máy tính bàn, PSU dành cho máy trạm workstation cũng được xem là trái tim của hệ thống, vì nguồn chất lượng thì mới cho hệ thống hoạt động trơn tru và ổn định được.
Sự khác nhau giữa Workstation và Server
Workstation và Server là hai loại máy tính có mục đích sử dụng khác nhau và được thiết kế để phục vụ các nhu cầu khác nhau. Sự khác nhau giữa máy trạm (Workstation) và máy chủ (Server) phụ thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu cụ thể của cá nhân, dự án hoặc tổ chức.
Sự khác nhau | Workstation | Server |
Mục đích sử dụng | – Sử dụng cho công việc cá nhân hoặc nhóm nhỏ, chẳng hạn như thiết kế đồ họa, phát triển phần mềm, xử lý âm thanh hoặc video, và các nhiệm vụ tương tự. – Tập trung vào hiệu suất đối với một người dùng hoặc một số người dùng cùng lúc. | – Sử dụng để cung cấp dịch vụ, lưu trữ dữ liệu, quản lý mạng, hoặc chạy ứng dụng phức tạp dành cho nhiều người dùng hoặc thiết bị. – Cung cấp khả năng kết nối và phục vụ cho nhiều người dùng hoặc thiết bị cùng một lúc. |
Hiệu suất và cấu hình | – Hiệu suất: Tối ưu hóa cho hiệu suất đơn lẻ. – Cấu hình: Cấu hình cao với CPU mạnh, nhiều RAM, và card đồ họa mạnh mẽ | – Hiệu suất: Tối ưu hóa cho tính ổn định và khả năng hoạt động liên tục – Cấu hình: Chúng có khả năng xử lý nhiều kết nối đồng thời và có thể có nhiều CPU, bộ nhớ ECC (Error-Correcting Code), và lưu trữ dự phòng. |
Hệ điều hành | Windows, macOS hoặc một biến thể của Linux. | Windows Server, Linux Server (như CentOS, Ubuntu Server), hoặc các hệ điều hành khác được tối ưu hóa cho môi trường máy chủ. |
Ổ cứng | Thường sử dụng ổ cứng nhanh, có dung lượng lớn và hỗ trợ các loại lưu trữ dành cho cá nhân hoặc nhóm làm việc. | Thường sử dụng ổ cứng SAS (Serial Attached SCSI) hoặc SSD (Solid State Drive) cho hiệu suất cao và khả năng lưu trữ tin cậy. |
Bảo mật và quản lý | Không được cấu hình chặt chẽ cho bảo mật và quản lý do phục vụ cho người dùng cá nhân hoặc nhóm nhỏ. | Được cấu hình chặt chẽ, quản lý và bảo mật cao để đảm bảo tính ổn định, bảo mật và khả năng dự phòng. |
Sự khác biệt giữa Workstation và máy tính thông thường
Workstation và máy tính thông thường (có thể gọi là máy tính cá nhân hoặc desktop) cùng là máy tính, nhưng có một số khác biệt quan trọng giữa chúng. Sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường có thể thay đổi tùy thuộc vào cấu hình và mục đích sử dụng cụ thể.
Sự khác nhau | Workstation | Máy tính thông thường |
Mục đích sử dụng | – Sử dụng cho các nhiệm vụ chuyên nghiệp và đòi hỏi hiệu suất cao như thiết kế đồ họa, phát triển phần mềm, xử lý video và âm thanh chuyên nghiệp. – Thường được sử dụng trong các lĩnh vực như thiết kế đồ họa, khoa học máy tính, và công nghệ thông tin. | – Sử dụng hàng ngày, bao gồm công việc văn phòng, lướt web, giải trí, và các nhiệm vụ thông thường khác. – Tập trung vào tính đa dụng và phù hợp cho người dùng cá nhân. |
Hiệu suất | – CPU mạnh mẽ, nhiều RAM. – Card đồ họa chất lượng cao. – Có khả năng xử lý các tác vụ nặng về tính toán. | – Hiệu suất thấp hơn. – Dùng để thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày. – Không có cấu hình mạnh mẽ như máy trạm. |
Đồ họa | Được trang bị card đồ họa chuyên dụng hoặc card đồ họa cấp cao để hỗ trợ các ứng dụng đồ họa và 3D chuyên nghiệp. | Được trang bị card đồ họa tích hợp hoặc card đồ họa cơ bản để đáp ứng nhu cầu đồ họa thông thường. |
Giá cả | Giá thành cao | Giá thành thấp |
Kích thước và diện tích | Máy trạm thường có kích thước lớn hơn và đôi khi có thiết kế thùng máy đặc biệt để hỗ trợ nhiều linh kiện và tản nhiệt tốt hơn. | Máy tính cá nhân thường có kích thước nhỏ gọn và thiết kế linh hoạt để phù hợp với không gian làm việc cá nhân. |
Cách lựa chọn workstation cho công việc?
Vì mục đích sử dụng của workstation rất phong phú, nên nhu cầu cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, qua nhiều kinh nghiệm thực tế cung cấp máy trạm workstation cho khách hàng, thì chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý để bạn đọc có thể lựa chọn cấu hình máy tính đồ họa chuyên nghiệp phù hợp với nhu cầu và chi phí nhất.
Nếu chi phí cho phép, bạn nên sử dụng các loại máy trạm được sản xuất và lắp ráp tại hãng như Dell, HP. Đây là 2 thương hiệu được nhiều người tin dùng trong nhiều năm qua. Thường máy trạm workstation nguyên bộ được nhập về từ hãng sẽ có giá cao hơn so với máy tính lắp ráp trong nước cùng cấu hình. Tuy nhiên, đổi lại bạn sẽ có được một máy trạm workstation đạt tiêu chuẩn và được sự hỗ trợ tốt nhất từ hãng.
Trường hợp chi phí đầu tư ban đầu là yếu tố quan trọng nhất đối với bạn, thì chúng tôi gợi ý nên chọn máy trạm workstation với cấu hình máy tính đồ họa chuyên nghiệp được xây dựng theo các linh kiện đạt tiêu chuẩn cho máy trạm workstation:
– CPU dòng Intel Xeon (Xeon E3 chỉ dùng được 1 CPU, Xeon E5 có thể dùng được 2 CPU trở lên).
– Mainboard dành cho máy trạm (mainboard Supermicro), hỗ trợ khả năng nâng cấp và các chuẩn kết nối mới nhất.
– RAM có hỗ trợ ECC
– HDD, SDD dòng enterprise hoặc dòng cao cấp.
– PSU đạt tiêu chuẩn Gold trở lên.
– GPU dòng chuyên dụng Quadro, FirePro thay vì dùng các dòng card đồ họa giải trí như GeForce, Radeon.
Khi nào thì nên mua máy trạm workstation?
Mặc dù được được biết đến như là một cổ máy làm việc hiệu suất cao, đạt được sự ổn định, tin cậy cao, nhưng vấn đề chi phí đầu tư cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự quyết định nên chọn máy trạm workstation hay máy bàn desktop có cấu hình cao. Vậy khi nào thì nên mua máy trạm workstation?
Chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý để bạn có thể cân nhắc lựa chọn khi quyết định mua máy trạm workstation:
Đối với các bạn sinh viên học ngành thiết kế, đồ họa, kiến trúc và các linh vực cần đến máy trạm workstation, do chi phí hạn hẹp, các bạn có thể sử dụng máy tính cấu hình khủng, sử dụng card đồ họa dòng giải trí để phục vụ cho công việc học tập. Sau này khi có điều kiện, các bạn cũng có thể thay đổi cấu hình trở nên chuyên nghiệp hơn. Hoặc sử dụng các loại card đồ họa chuyên dụng thế hệ cũ để trải nghiệm.
Đối với những người đã đi làm, có thu nhập khá thì nên trang bị máy trạm work station được lắp ráp theo tiêu chuẩn cấu hình của hãng, giúp cho công việc đạt được hiệu suất tốt hơn, ổn định hơn.
Đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chuyên dụng như đồ họa, kỹ thuật cơ khí, y tế, nghiên cứu khoa học, năng lượng, phim ảnh, xử lý âm thanh,… thì nên trang bị máy trạm workstation được sản xuất và lắp ráp tại hãng. Đây là các dòng máy trạm workstation đạt được tiêu chuẩn của một máy trạm làm việc, đồng thời công ty của bạn cũng sẽ được sự hỗ trợ tốt nhất về bảo hành, bản quyền. Vì là các ngành chuyên nghiệp nên tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ cao hơn so với các ngành khác, nên việc trang bị máy trạm workstation chính hãng cũng sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn nhiêu so với chi phí bỏ ra.
Các dịch vụ đặc biệt chỉ có ở máy trạm workstation
Do được sản xuất bởi quy trình nghiêm ngặt, chất lượng linh kiện cao cấp và chi phí cũng khá cao nên chế độ bảo hành máy tính workstation cũng sẽ cao hơn so với máy tính bàn. Hiện nay, các hãng lớn như Dell, HP đều áp dụng chế độ bảo hành 3 năm, support tận nơi toàn quốc cho khách hàng sử dụng máy trạm workstation.
Máy trạm workstation được sử dụng trong môi trường doanh nghiệp nên thường sẽ được trang bị cả hệ điều hành có bản quyền, giúp cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động mà không phải lo lắng các vấn đề về pháp lý.
Mua máy trạm workstation ở đâu tốt?
Hiện nay, có nhiều nhà cung cấp máy trạm workstation trên thị trường với chất lượng dịch vụ và giá cả khác nhau khiến khách hàng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn xem nên mua máy trạm workstation ở đâu tốt.
Với đội ngũ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành máy tính dành cho doanh nghiệp, Dương Khang Computer cam kết luôn sẵn sàng tư vấn giải pháp máy trạm hợp lý nhất cho Quý khách hàng. Khi mua máy trạm workstation tại Dương Khang Computer, Quý khách hàng sẽ áp dụng chế độ bảo hành 1 đổi 1 và các dịch vụ hỗ trợ khác, cài đặt theo yêu cầu, giao hàng tận nơi, hỗ trợ từ xa miễn phí…
Nếu bạn vẫn đang còn băn khoăn không biết nên mua máy trạm workstation ở đâu tốt thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, phục vụ hoàn toàn miễn phí.
LEAVE A COMMENT